thứ hạng của as roma

Bởi say đắm với khung dệt, sợi chỉ mà cô gái người Tà Ôi Blup Thị Hà (32 tuổi, trú TT.A Lưới, Thừa T chiếc đèn ông sao

【chiếc đèn ông sao】Thổi hồn cho zèng

Bởi say đắm với khung dệt,ổihồnchozèchiếc đèn ông sao sợi chỉ mà cô gái người Tà Ôi Blup Thị Hà (32 tuổi, trú TT.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) đã dốc toàn tâm toàn ý nghiên cứu để đưa zèng (thổ cẩm truyền thống) vào những vật dụng vừa độc đáo vừa gần gũi với sinh hoạt đời thường.

 Thổi hồn cho zèng - Ảnh 1.

Blup Thị Hà cùng mẹ - bà Mai Thị Hợp giới thiệu những sản phẩm thủ công được làm từ zèng

HOÀNG SƠN

SỨC SỐNG MỚI CỦA ZÈNG

Cầm đôi guốc được gia công bằng một miếng vải zèng trên tay, anh Nguyễn Văn Đạt (du khách đến từ TP.Huế) không khỏi trầm trồ vì sự tinh xảo của nó. Vẫn là guốc, nhưng thấy toát lên sự thanh thoát đến từ 3 màu đỏ, đen, trắng đặc trưng của zèng. Ở ngay chính giữa mũi guốc là họa tiết được làm bằng cườm li ti. "Một vẻ đẹp không đụng hàng", anh Đạt nói.

Nghe khách không ngớt lời khen ngợi, chị Blup Thị Hà cười tươi, bảo guốc là một trong những mặt hàng có giá trị sử dụng được chị nghiên cứu, thiết kế trong nhiều tháng.

"Nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ nhiều năm qua. Nhưng để zèng không chỉ bó hẹp trong việc làm trang phục và tiến gần hơn với đời sống thường nhật, nó phải có sức sống mới. Đó là vấn đề tôi luôn trăn trở…", Hà bắt đầu câu chuyện.

Sinh ra ở xã Lâm Đớt (H.A Lưới) - "cái nôi" của zèng, từ nhỏ Blup Thị Hà đã sớm tiếp xúc với khung cửi, bông sợi… Thấy các bà, các mẹ trong làng dệt zèng, Hà cũng ngồi bên cạnh để xem rồi mày mò làm theo. Để có được sợi bông dệt zèng, nhiều người phải cất công vào rừng tìm kiếm nhiều ngày. Để tạo màu, người ta phải tìm lá, rễ cây để nhuộm đỏ, nhuộm đen…

Nhờ đôi tay khéo léo mà đến năm 16 tuổi, Hà đã trở thành thợ dệt zèng lành nghề. Những tấm zèng trơn (có họa tiết và không họa tiết) và zèng đính cườm do Hà dệt được nhiều người ưa chuộng. Được mẹ - nghệ nhân Mai Thị Hợp, một thợ dệt zèng nổi tiếng ở A Lưới, truyền dạy nên Hà nhanh chóng nắm bắt các họa tiết khó và cách điệu, sáng tạo những họa tiết mới mà vẫn phù hợp với truyền thống dân tộc mình.

"LÊN ĐỜI" CHO ZÈNG

Năm 2016, Blup Thị Hà tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, chuyên ngành giáo dục tiểu học. Nhưng vì đam mê với zèng, cô quyết định về lại với núi rừng A Lưới và gắn bó với khung cửi. "Những ngày xuống phố đi học, tôi có cơ hội tiếp xúc nhịp sống hiện đại nên cũng tích lũy được nhiều kiến thức về thương mại, thiết kế sản phẩm… Đây là điều kiện để tôi đưa zèng đến gần hơn với mọi người", Hà chia sẻ. Hà tự nhận mình may mắn vì có người mẹ từng là lãnh đạo của HTX thổ cẩm xanh Azakooh. Chính mẹ là người đã sáng tạo nhiều họa tiết mới với những màu sắc mới như vàng, xanh đậm, xanh lá cây… để đưa vào zèng nhằm đáp ứng thị hiếu của người dùng.

Mỗi tấm zèng khổ rộng 0,2 - 0,75 m, dài khoảng 3 m, có giá khá cao, 2 - 3 triệu đồng. Chưa kể, đồng bào dân tộc thiểu số tại H.A Lưới như Pa Kôh, Cơ Tu, Tà Ôi… thường chỉ mua zèng vào dịp lễ cưới, lễ hội lớn. Làm sao để sản phẩm truyền thống này thực sự đi vào cuộc sống? "Để gìn giữ nghề dệt zèng, trước hết sản phẩm phải được tiêu thụ dễ dàng, để các dì, các mẹ không nản lòng. Do đó, từ khi tham gia HTX, tôi đã cùng mọi người nghiên cứu để đưa zèng vào các sản phẩm lưu niệm hoặc vật dụng đơn giản với giá thành hợp lý", Hà kể.

Tháng 6.2021, tiếp quản vị trí Giám đốc HTX thổ cẩm xanh Azakooh, Hà dành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu các sản phẩm mới. Và đôi guốc zèng chính là một đồ dùng cá nhân hết sức ấn tượng do cô thiết kế.

Guốc, túi xách, thú nhồi bông… được Blup Thị Hà nghiên cứu cách điệu để đưa vào các sản phẩm.

HOÀNG SƠN

"Trước đây, nếu HTX chỉ bán sản phẩm zèng như một loại vải thông thường để người ta tự may đo thì nay chúng tôi đã thiết kế áo cho nam, nữ, chân váy, thắt lưng… Những trang phục này dễ dàng phối với đồ tân thời, như áo khoác zèng cho nam, chân váy zèng đi cùng sơ mi cho nữ… HTX đã sáng tạo ra khoảng 30 sản phẩm để làm quà lưu niệm, như móc khóa, bông tai, kẹp, cài, túi xách, khẩu trang, thú bông, khăn quàng cổ..., bán với giá dao động từ 35.000 - 500.000 đồng nên người dân địa phương và du khách rất thích thú", Blup Thị Hà nói. Chưa dừng lại, hiện cô đang nghiên cứu để phát triển thêm các sản phẩm mới lấy zèng làm vật liệu, họa tiết trang trí để đưa giá thành thấp xuống nhưng vẫn tạo được cảm hứng mới lạ cho người tiêu dùng.

Là một người trẻ và được học hành bài bản, Blup Thị Hà đã từng liên kết với một số cơ sở để đưa sản phẩm zèng lên mạng. Từ thực tế lượng khách hàng tiếp cận chưa đông, Hà đang tìm cách để đưa zèng và các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.(còn tiếp) 

Bài bản trong tổ chức HTX dệt zèng

Từ khi lên làm Giám đốc HTX thổ cẩm xanh Azakooh, Blup Thị Hà đã tổ chức HTX thành 2 tổ, gồm tổ dệt zèng và tổ gia công sản phẩm, tổng cộng khoảng 120 người. Điều khiến các xã viên phấn khởi là thông qua sự kết nối của HTX, nhiều phụ nữ hoàn cảnh khó khăn ở các bản làng xa xôi thuộc các xã Lâm Đớt, A Roàng, Hồng Bắc… có những đơn hàng giá trị, góp phần cải thiện sinh kế.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap